Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang


Thưa bác sĩ, em muốn hỏi làm thế nào để phân biệt được bệnh viêm mũi dị ứng với bệnh viêm xoang? Em rất hay bị ngứa mũi, chảy nước mũi đặc biệt là khi ngủ dậy hay bị chảy nước mũi và hắt xì hơi liên tục. Tuy nhiên nước mũi của em trong và loãng không có mùi. Em xin cảm ơn! (Ngô Thị Thuý Hà)

Trả lời:


 Biu hiện của viêm mũi dứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính. Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chụi trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ lại tái phát lại khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, khoa học, giúp bạn xác định chính xác về bệnh của mình, tránh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang mãn tính để từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ…Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da.

Như vậy chúng ta có thể thấy bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương…như viêm xoang mãn tính mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người hoàn toàn không việc gì.

Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bệnh viêm mũi dị ứng thường mang yếu tố di truyền, người bị viêm mũi dị ứng được coi là người có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người: như khi sức khoẻ kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn…cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chuẩn đoán, có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau:

+ Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.

+ Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.

+ Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.

+ Chụp Xquang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ ).

Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chụi tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.

Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền… Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài và liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc pôlip mũi - xoang.

Lưu ý: Các trường hợp viêm xoang mãn tính hoặc pôlip xuất phát từ dị ứng mũi xoang thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Xuất phát từ việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số lưu ý giúp người bệnh giảm bớt, hạn chế bệnh:

+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: Giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá, đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh…

+ Nhỏ, xịt mũi khi bị ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi. Có thể dùng thuốc xịt Hadocort D 15ml ( Êm dịu không kích ứng.)

+ Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng, hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn.

Để biết được chính xác bệnh của mình, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để có sự chẩn đoán và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa!


(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Chúc bạn sức khỏe!
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét